Điền (nước)
Điền (nước)

Điền (nước)

Điền (tiếng Trung: 滇國 hay 滇王國) là một nhà nước được người Điền lập ra. Họ là những người sống quanh hồ Điền Trì ở miền bắc Vân Nam, Trung Quốc từ khoảng giữa thời kỳ Chiến Quốc cho tới tận thời kỳ Đông Hán. Người Điền chôn cất những người đã chết trong các hầm mộ thẳng đứng[1]. Tiếng nói của người Điền có lẽ có liên quan tới các ngôn ngữ của ngữ tộc Tạng-Miến [2].Người Điền lần đầu tiên được đề cập tới trong bộ Sử ký của Tư Mã Thiên; một số nguồn tài liệu của Trung Quốc coi viên tướng nước SởTrang Kiểu (莊蹻) là người lập ra vương quốc Điền. Vương quốc Điền bị nhà Hán chinh phục và sáp nhập dưới thời Hán Vũ Đế vào năm 109 TCN để lập ra Ích Châu, nhưng vẫn ban cho các vị vua của nước Điền ấn gọi là "Điền vương chi ấn" để cai quản vùng đất này. Trong giai đoạn này, người Hán di cư tới nhiều hơn. Họ dần dần chia tách, đồng hóa người Điền và căn cứ theo Hoàng ý lục trong Điền quốc sử thì Điền quốc bị diệt vong hoàn toàn vào năm 115.Căn cứ vào các ghi chép sử sách cùng các phát hiện khảo cổ, Điền quốc trong lịch sử Vân Nam ước tồn tại khoảng 500 năm, xuất hiện trong thời kỳ Chiến Quốc và tiêu vong trong thời kỳ đầu Đông Hán. Thông qua các khai quật và phát hiện khảo cổ trên 50 năm, tại khu vực miền trung và đông bắc tỉnh Vân Nam, người ta đã phát hiện trên 40 di chỉ văn hóa Điền để bộc lộ ra lãnh thổ của vương quốc cổ đại này. Phía đông nó trải dài tới Lục Lương, Lô Tây; phía tây tới An Ninh, Dịch Môn; phía bắc tới Chiêu Thông, Hội Trạch; phía nam tới Nguyên Giang, Tân Bình, Cá Cựu và như thế theo chiều bắc-nam dài khoảng 400–500 km, theo chiều đông-tây rộng khoảng trên 200 km.

Điền (nước)

• Bị nhà Hán diệt 109 TCN
Chính phủ Quân chủ chuyên chế
• Thành lập Khoảng thế kỷ 3 TCN
Lịch sử